Các con đường lây nhiễm HIV ở trẻ em và diễn biến của HIV ở trẻ em
Đường lây truyền HIV ở trẻ nhỏ chủ yếu là lây nhiễm từ mẹ. Theo thống kê, 90% trẻ em bị lây nhiễm HIV từ mẹ trước, trong và sau khi sinh. Khi trẻ em bị nhiễm HIV, quá trình tiến triển thành AIDS thường nhanh hơn so với người lớn bị nhiễm.
1. Các đường lây truyền HIV ở trẻ em
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị nhiễm HIV, vậy HIV ở trẻ em lây truyền như thế nào? Theo đó, trẻ có thể bị lây nhiễm HIV qua 3 con đường là từ mẹ sang con, qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn. Trong đó đường lây truyền HIV ở trẻ nhỏ chủ yếu là lây nhiễm từ mẹ.
.jpg)
Theo thống kê, trong quá trình mang thai, trong khi sinh và sau khi sinh có 90% trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Nguy cơ nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV không được điều trị trong thời kỳ mang thai là 13% - 39%. Trong khi đó, mẹ nhiễm HIV được điều trị ARV trong 6 tháng, nguy cơ giảm xuống 66%. Trong trường hợp sinh đôi, em bé sinh trước có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các trường hợp trẻ bị lây nhiễm HIV theo đường dọc từ mẹ được chia thành 2 nhóm nguy cơ:
- Nhóm thứ nhất: Khoảng 20%, thời gian ủ bệnh ngắn, xuất hiện triệu chứng đầu tiên sớm sau 1 tháng, trung bình là sau 4 tháng.
- Nhóm thứ hai: Thời gian ủ bệnh dài hơn, trung bình sau 6 năm mới có triệu chứng đầu tiên, cứ 8% trẻ em trên 1 tuổi trong nhóm này hàng năm có 8% chuyển sang giai đoạn AIDS.
- Mẹ có nguy cơ cao truyền bệnh cho con khi: giảm CD4 ngoại biên (trong máu mẹ), chuyển dạ kéo dài, ối vỡ sớm, kháng nguyên P24 trong máu mẹ cao, nồng độ vi rút HIV trong máu mẹ cao. Người mẹ mắc bệnh càng nặng thì nguy cơ nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh càng cao.
- Thời kỳ cho con bú: Nồng độ virus cao trong máu người mẹ là yếu tố nguy cơ lây truyền qua sữa mẹ. Do đó, nếu bạn cho con bú, bạn có thể truyền HIV cho trẻ.
.gif)
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những con đường lây nhiễm HIV ở trẻ em
2. Diễn biến của HIV ở trẻ em
Quá trình nhiễm HIV ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn, ngoại trừ việc trẻ em tiến triển thành AIDS nhanh hơn ở người lớn.
2.1. Lây nhiễm tiên phát
Sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm HIV qua vết trầy xước hoặc niêm mạc, virus HIV xâm nhập và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn.
Ở giai đoạn này, các triệu chứng xuất hiện bao gồm:
- Viêm, sưng tấy. Trong khoảng 2 - 4 tuần sau khi nhiễm virus HIV, trẻ nhỏ có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm, sốt nhẹ, khoảng 37,5 - 38,5 độ C, sốt thường kéo dài.
- Trẻ em cũng có thể bị đau đầu, suy nhược và sưng hạch, đặc biệt là ở cổ và háng, khoảng 1 tháng sau khi nhiễm vi-rút.
- Trẻ có biểu hiện mệt mỏi và uể oải, nôn trớ, tiêu chảy do phản ứng của hệ miễn dịch.
.jpg)
Tuy nhiên, ở một số trẻ, các triệu chứng này có thể không xuất hiện và các xét nghiệm sàng lọc thông thường không thể xác định được bệnh, vì vậy giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn "cửa sổ".
2.2. Giai đoạn không có triệu chứng
HIV phát triển ở trẻ nhỏ trong giai đoạn này có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, nhưng trên thực tế virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh.
Giai đoạn không triệu chứng ở trẻ, HIV phát triển mạnh mẽ
2.3. Giai đoạn có triệu chứng
Ở giai đoạn này, số lượng virus tiếp tục tăng nhanh, tấn công và tiêu diệt các tế bào của hệ miễn dịch mạnh và làm cơ thể suy yếu. Giai đoạn này, còn được gọi là AIDS, là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Ở trẻ nhỏ, giai đoạn này thường diễn ra nhanh hơn so với người lớn bị nhiễm HIV.
.gif)
Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này bao gồm:
- Trẻ sụt cân.
- Loét miệng, sẩn ngứa, nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát như viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai.
- Nổi hạch khắp người kèm theo sốt. Xuất hiện tình trạng tiêu chảy kéo dài.
- Hệ thống miễn dịch gần như bị phá hủy hoàn toàn nên trẻ dễ tử vong do mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hay ung thư hạch…
3. Điều trị HIV ở trẻ nhỏ
Điều trị HIV ở trẻ nhỏ là dùng thuốc kháng virus để kéo dài thời gian chuyển sang giai đoạn AIDS của trẻ nhiễm HIV.
Chỉ định điều trị ở trẻ em:
- Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng.
- Nhiễm HIV có suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng (dựa trên số lượng CD4) Nhiễm HIV với > 5.000 - 10.000 RNAcopies/ml.
- Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV trong 6 tuần đầu.
.jpg)
Điều trị bao gồm: Thuốc ức chế men sao chép ngược có 2 loại: Có cấu trúc 1 nucleoside và không có cấu trúc 1 nucleoside
Điều trị nhiễm trùng cơ hội: Tùy theo nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng cơ hội để dùng thuốc và phương pháp điều trị phù hợp, làm giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian sống cho trẻ.
Điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV: Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ nhiễm HIV sang con là 30-40%. Vì vậy, cần phải điều trị dự phòng sớm cho trẻ sinh ra từ bà mẹ đã biết nhiễm HIV. Khi mang thai và sau khi sinh, để dự phòng lây truyền HIV cho con, nên điều trị bằng thuốc AZT.
Chăm sóc: Vệ sinh thân thể cho trẻ. Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, B, C tăng hệ miễn dịch cho trẻ.
Nếu còn có thắc mắc gì thêm về bệnh HIV là gì, địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín, hay các bệnh lý xã hội liên quan khác, xin vui lòng chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN, hoặc gọi điện thoại đến số hotline 0386 762 544 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
.gif)
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trực tiếp đến Khoa quốc tế - Bệnh viện 199 tại địa chỉ 180 Trần Phú, Phước Ninh, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM:
https://benhxahoi199.com/benh-lau/benh-lau-la-gi-dia-chi-kham-chua-benh-lau-uy-tin-tai-da-nang/
https://benhxahoi199.com/giang-mai/giang-mai-la-gi-dia-chi-kham-giang-mai-tai-da-nang/
https://namkhoaquocte199.tistory.com/2
https://namkhoaquocte199.tistory.com/3
https://namkhoaquocte199.tistory.com/4
https://namkhoaquocte199.tistory.com/5
https://namkhoaquocte199.tistory.com/6
https://namkhoaquocte199.tistory.com/8
https://namkhoaquocte199.tistory.com/9
https://namkhoaquocte199.tistory.com/10